2/6/15

Cấu trúc một chương trình Objective-C trong lập trình iOS

Bài học lập trình hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc chương trình Objective-C trong lập trình iOS. Nào bắt đầu bài học cùng Hocaptechhcm.


Cấu trúc chương trình Objective-C

Tại bài viết này, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của một chương trình viết bằng ngôn ngữ Objective-C. Đến đây, các bạn tạm quên về “Ứng dụng iOS” nhé. Chúng ta sẽ quay lại sau khi hiểu rõ và thành thạo về ngôn ngữ Objcetive-C và XCode. 

Từ nay về sau, các bạn sẽ tạo Project mới bằng cách: Mở Xcode lên -> Create a new Xcode project -> OSX -> Application -> Command Line Tool.

  Hướng dẫn Cấu trúc chương trình Objective-CHướng dẫn lập trình IOS: Cấu trúc chương trình Objective-C
 Chúng ta sẽ có giao diện của Xcode trông như hình.

 Tìm hiểu Cấu trúc chương trình Objective-C

Thử chạy xem kết quả là gì, bằng cách bấm nút Run hoặc nhấn tổ hợp phím “Command + R”.
Muốn dừng ứng dụng đang chạy, bạn bấm nút Stop hoặc nhấn tổ hợp phím “Command + .”.

Hôm nay, ở bài học lập trình ios này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của một ứng dụng viết bằng Objcetive-C. Như bạn đã thấy, bên dưới, cũng như trong Xcode của bạn, đó là chương trình đơn giản nhất đấy. Đoạn mã có nhiệm vụ xuất ra của sổ Log câu “Hello World”.

#import <Foundation/Foundation.h>
int main(int argc, const char * argv[]) {

@autoreleasepool {

// insert code here...
NSLog(@"Hello, World!");

}
return 0;
}

Câu lệnh để xuất kết quả ra cửa sổ Log là NSLog();
Câu lệnh này chúng ta đã biết ở Bài đầu tiên.

Một ứng dụng viết bằng Objcetive-C bao gồm những phần sau:

1. Phần Header:
Phần header như các bạn thấy là phần import (chèn vào một thư viện có sẵn, hoặc một thư viện do bạn viết ra. Thư viện đó có thể là một Class, một Sub Class, một Project, một File, ...)
Trong phần Header, sẽ khai báo biến, và biến này được xem là biến toàn cục (nghĩa là biến và giá trị của biến đó được sử dụng trong toàn bộ phần Main.
Về phần này, các bạn tạm hiểu đến đó, sau này khi quay trở lại với iOS, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn.

2. Phần Main:
Đây là phần chính của ứng dụng, mã được viết ở đây sẽ được chạy tuần tự từ trên xuống dưới.
Các bạn hãy thử bằng cách sau: Thêm các đoạn mã bên dưới vào ngay dưới hàm NSLog()
NSLog(@“Gọi hàm NSLog lần thứ 2!”);
NSLog(@“Gọi hàm NSLog lần thứ 3”);
NSLog(@“Gọi hàm NSLog lần cuối cùng!");
Chạy và xem kết quả thu được. Điều đó chứng tỏ ứng dụng sẽ chạy lần lượt từ trên xuống dưới. Điều này giành cho các bạn mới tìm hiểu về lập trình để có cách giải thuật tốt nhất đối với bài toán của bạn.

3. Phần ghi chú:
Để ghi chú trong Objective-C, bạn mở đầu câu ghi chú bằng dấu //
Để ghi chú một đoạn, bạn mở đầu bằng /* và kết thúc đoạn ghi chú đó bằng */
// Đây là câu mà tôi cần ghi chú
NSLog(@“Gọi hàm NSLog lần thứ 2!”); // Hàm này thông báo cho tôi biết hàm NSLog được gọi lần thứ mấy.

/*
Toàn bộ các hàm cần thiết trong ứng dụng được ghi chú ở đây
*/

4. Hàm main:
Hàm Main là hàm chạy đầu tiên khi ứng dụng chạy, cho dù nó nằm ở đâu trong đoạn code của bạn đi chăng nữa.
Nội dung của hàm Main (hoặc các hàm khác, sau này tìm hiểu) sẽ nằm bên trong dấu ngoặc nhọn { }
Trong một hàm bất kỳ có thể triệu gọi các hàm khác. lập trình di động
Trong một hàm có nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh được viết trên một dòng.

5. Câu lệnh:
Kết thúc câu lệnh bắt buộc phải có dấu chấm phẩy ;

Như vậy về căn bản, chúng ta đã hiểu cấu trúc chương trình Objective-C được viết như thế nào. Chúc các bạn học tốt.